Nội dung chính
Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 2 tuổi. Táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn và thường xuyên quấy khóc. Con yêu của bạn có đang gặp vấn đề về táo bón? Bạn đã thử nhiều cách nhưng vẫn chưa hiệu quả? Nhưng đừng vội nản lòng, có những cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi tại nhà đơn giản mà hiệu quả bất ngờ. Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Hiểu về bệnh táo bón từ góc nhìn chuẩn khoa học
Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài khó khăn, phân cứng và khô. Đối với trẻ 2 tuổi, táo bón được xác định khi trẻ đi đại tiện dưới 2 lần một tuần. Khi bị táo bón, trẻ thường phải rặn nhiều, gây đau rát, thậm chí nứt hậu môn. Điều này khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh và càng làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân táo bón phổ biến ở trẻ 2 tuổi
- Uống ít nước: Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động và đùa nghịch nên thường sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, nhất là vào mùa hè. Nhưng trẻ lại ít uống nước, dẫn đến thiếu hụt nước và dễ gây táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Phần lớn trẻ 2 tuổi không thích ăn rau, củ, trái cây, khiến cơ thể bị thiếu chất, phân khô cứng và di chuyển chậm.
- Sử dụng sữa công thức không đúng tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc ho có chứa codein,…
- Tổn thương thực thể: Dị tật bẩm sinh như phình đại tràng (bệnh Hirschsprung), suy giáp (bệnh Myxoedeme), bệnh Down (chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 2 tuổi)

Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi tại nhà đơn giản, hiệu quả
Đừng để táo bón làm phiền con yêu của bạn! Hãy áp dụng ngay những cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
1. Ổn định tâm lý của trẻ
Điều đầu tiên các mẹ cần làm khi con gặp phải tình trạng táo kết chính là ổn định tâm lý của trẻ bởi tình trạng căng thẳng và sợ hãi của con sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Bởi dạ dày và ruột có rất nhiều tế bào thần kinh, các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa và thông tin sẽ được truyền theo 2 chiều. 95% hormone Serotonin (hormone rất quan trọng trong kiểm soát tâm trạng con người) nằm trong hệ tiêu hóa. Nên khi bị stress nặng, não sẽ sản sinh ra các hormone gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sinh ra các steroid và adrenaline phục vụ việc chống lại stress. Và đôi khi các hormone này gây ảnh hưởng tới tâm trạng của con khiến con bị táo bón nặng hơn.
Hoặc tình trạng táo bón lâu ngày, phân to khiến bé bị nứt kẽ hậu môn tạo nên tâm lý sợ đại tiện hoặc nhịn đại tiện. Nên các mẹ cần ổn định tâm lý của con, động viên, cải thiện thói quen đại tiện đúng giờ, từ đó giúp con có thể đại tiện dễ dàng.

2. Cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc và nước rau củ)
Theo các nghiên cứu, có đến khoảng 60% trẻ 2 tuổi bị táo bón do không uống đủ nước. Khi có thể thiếu nước, tác động tái hấp thu nước ở ruột già sẽ đẩy mạnh hơn mức bình thường. Điều này sẽ khiến cho phân khô, cứng hơn, càng khiến cho con gặp khó khăn trong đại tiện. Lúc này các mẹ cần phải động viên con uống thật nhiều nước. Nước sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường nhuận tràng, giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài nhiều hơn.
Cha mẹ cần đảm bảo lượng nước cơ thể của trẻ nhỏ theo cân nặng như sau:
- Đối với bé dưới 10kg cần đảm bảo 1000ml nước trong ngày
- Trẻ từ 11 – 20kg cần cung cấp đủ 1000ml ở mức 10kg + 50ml/kg cho mỗi kg tăng thêm
- Trẻ từ 21kg trở lên cần 1500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân tăng thêm.
Lưu ý, cho bé uống từng ngụm nhỏ, không nên uống nhiều trong cùng một lần uống.
Chia sẻ thực tế: Tôi có con nhỏ 25 tháng tuổi, con thường mải chơi nên hay quên uống nước. Tôi tìm mua cho con bình đựng nước ngỗ nghĩnh làm con yêu thích nó. Tôi đổ nước đun sôi để nguội vào bình và dặn con khi nào khát con hãy lấy bình nước yêu thích này uống nhé. Từ đó bé có hứng thú với việc uống nước hơn. Tôi để ý số lần con uống nước tăng lên. Các mẹ thử áp dụng theo cách này xem sao nhé.

3. Cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng cho trẻ
Chế độ ăn uống đóng vài trò quan trong trong việc phòng và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ 2 tuổi. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé nhưng vẫn đáp ứng đủ 4 nhóm dinh dưỡng là điều cần thiết khi con đang bị táo bón là điều cha mẹ nên chú trọng và tìm hiểu. Bao gồm: Sữa – Tinh bột; Trái cây và Rau xanh – Vitamin và Khoáng chất; Chất đạm; Chất béo. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì? là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhất lúc này.
Đối với những trẻ 2 tuổi đang bị táo bón các mẹ cần cho con ăn nhiều rau hơn, tăng hàm lượng chất xơ hấp thụ để con dễ đại tiện. Các mẹ có thể cho con ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, lê, hạt chia, quả mận, bột yến mạch, bơ, rau má,… Dưới đây là 6 loại thực phẩm giúp trẻ 2 tuổi hết táo bón các bậc phụ huynh tham khảo ngay:
- Đu đủ chín: Chứa nhiền vitamin C và chất xơ giúp phân giải protein thành acid amin và phân giải protein khó tiêu hóa trong đường ruột giúp phòng ngừa táo bón rất tốt.
- Khoai lang: Chứa hàm lượng vitamin C cao và các acid amin kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở lên dễ dàng hơn, ngăn chặn chứng táo bón hiệu quả.
- Qủa chuối: Chuối rất giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng tránh táo bón.
- Qủa nho: Chỉ cần 10 quả nho đã cung cấp 2,6g chất xơ, nên dùng nho cho trẻ làm bữa ăn nhẹ vào buổi chiều là cách dễ dàng hạn chế táo bón.
- Cam, quýt, bưởi: Chứa nhiều vitamin A, B, C và canxi có tính ngọt mát, nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ trong múi của cam, quýt, bưởi giúp tăng cường nhu động ruột rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị táo bón.
- Sữa chua: Ăn sữa chua tự nhiên hoặc sữa chua có chứa Probiotic rất tốt vì giúp ngăn ngừa táo bón. Nếu không cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày sẽ khiến cho tình trạng táo ngày càng trở lên tồi tệ hơn
- Đặc biệt cần tránh các loại thực phẩm có vị chát như hồng xiêm, ổi, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ.

4. Thay đổi sữa công thức mà trẻ đang sử dụng
Có thể nguyên nhân dẫn tới trẻ 2 tuổi bị táo bón là do sữa công thức mà trẻ đang uống. Do đó các mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa con sử dụng hàng ngày hoặc đổi sang sử dụng các loại sữa khác tốt hơn.

Còn trong trường hợp con không đại tiện được do cơ thể mẫn cảm với protein trong sữa, gây tác động xấu tới quá trình hấp thu và chuyển động của ruột. Các mẹ nên tạm thời bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Thay vào đó mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để cung cấp đủ canxi tốt cho sự phát triển của bé.
5. Tạo thói quen đi ngoài hàng ngày theo thời gian cố định
- Chọn thời điểm thích hợp: Thời điểm tốt nhất để tập cho bé đi vệ sinh là sau bữa ăn, khi phản xạ đại tiện tự nhiên được kích thích. Buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng là một lựa chọn tốt.
- Tạo không gian thoải mái: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và có bô hoặc ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bé.
- Khuyến khích và động viên: Hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng khuyến khích bé ngồi bô hoặc đi vệ sinh đúng giờ. Khi bé thành công, hãy khen ngợi và động viên bé.
- Tạo sự liên kết: Bạn có thể kết hợp việc đi vệ sinh với một hoạt động khác mà bé yêu thích, ví dụ như đọc truyện, hát cho bé nghe.
- Kiên trì và nhất quán: Việc tạo thói quen cần thời gian và sự kiên trì. Hãy cố gắng duy trì lịch trình đều đặn mỗi ngày, kể cả khi bé không có nhu cầu đi vệ sinh.
6. Massage bụng cho trẻ
Khi trẻ bị táo bón, việc xoa bụng vùng quanh rốn sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giúp cho tình trạng táo bón của trẻ được cải thiện nhanh chóng. Để thực hiện cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Cha mẹ hãy làm ấm tay bằng cách xoa hai bàn tay với nhau, sau đó nhỏ vài giọt dầu dành cho bé vào lòng bàn tay và xoa đều ra 2 bàn tay.
Bước 2: Đặt trẻ trong tư thế nằm ngửa, dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ lên bụng trẻ theo hình chữ U ngược. Di chuyển nhẹ nhàng từ phía dưới bên trái lên trên, kéo ngang qua phía trên rốn và cuối cùng xuống phía dưới. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ xung quanh vùng rốn để làm tăng nhu động ruột.
Bước 3: Thực hiện lặp lại động tác trên khoảng 10 – 15 phút, ngày thực hiện 2 lần tùy theo thời gian sắp xếp của cha mẹ.
Lưu ý: Cha mẹ áp 1 tay vào bụng, 1 tay giữ áo che bụng cho con, không nên tốc áo nên trên làm cho con bị lạnh bụng.
Bước 4: Dùng tay xoay vùng lưng giáp với hậu môn theo chiều kim đồng hồ, thực hiện 10- 15 phút và cũng thực hiện ngày 2 lần. Việc làm này để tạo phản xạ rặn đi ngoài của con.
Các mẹ có thể kết hợp động tác massage này khi tắm nước ấm cho con để thư giãn, tăng nhu động ruột và làm cho bé dễ tiêu hơn.
Massage bụng giúp bé dễ dàng đại tiện hơn khi bị táo bón
7. Sử dụng thuốc hỗ trợ nhuận tràng cho trẻ
Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu bé 2 tuổi không đi ngoài có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ nhuận tràng cho bé. Chẳng hạn như sử dụng cốm vi sinh và men tiêu hóa để tăng cường tiêu hóa. Hoặc sử dụng một số viên uống trị táo bón cho trẻ thuộc về thuốc mềm phân, sản phẩm hỗ trợ trị táo bón từ thảo dược tự nhiên để giúp con đại tiện được.
Cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng dòng sản phẩm PQA Nhuận Tràng có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với công dụng hỗ trợ nhuận tràng tự nhiên, an toàn, lành tính. Sản phẩm hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đi ngoài được ngay trong tuần đầu sử dụng sản phẩm. Đồng thời các thảo dược sẽ thẩm thấu sâu tác động trúng đích căn nguyên gây bệnh và gia tăng phục hồi tổn thương, tăng nhu động ruột tự nhiên, kích thích đại tiện tự chủ mà không gây tình trạng đau bụng.

Hiệu quả sản phẩm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi bé. Các mẹ vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0383.371.187 để nhận hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm: Nhuận tràng PQA có tốt không? reivew thực tế từ khách hàng
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi bị táo bón nên được điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn dành cho trẻ 2 tuổi bị táo bón theo công thức dưới đây.
Mẫu thực đơn 1:
- Bữa sáng (7h): 1 bát cháo tôm cải (20g cải thảo, 5g dầu ăn, 20g tôm), 1 quả chuối.
- Bữa phụ sáng (9h): 220ml sữa hoặc sữa chua
- Bữa trưa (11 giờ): 1 bát nhỏ cơm nát, 20g thịt băm, rau cải, tính toán calo tương ứng 35% năng lượng hàng ngày cho bé.
- Bữa phụ chiều (14 giờ): 1 chiếc bánh giò và 1 ly nước cam, tương đương 10% năng lượng hàng ngày của bé.
- Bữa tối (19 giờ): 1 bát cháo đậu xanh nấm rơm (20g đậu xanh, 5g dầu ăn, 20g nấm rơm).
- Bữa phụ tối (21 giờ): 225ml sữa (mẹ nên pha sữa ấm giúp bé ngủ ngon hơn).

Mẫu thực đơn 2:
- Bữa sáng (8 giờ): Phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (200g)
- Bữa trưa (11 giờ): Ức gà xào nấm (50g), canh cá rô rau cải (1 bát ăn cơm), 1 bát nhỏ cơm nát chiếm 35% lượng cần thiết hàng ngày cho bé.
- Bữa phụ chiều (14 giờ): 1 quả chuối chín.
- Bữa tối (19 giờ): Rau cải luộc (20g), một miếng cá nướng không dầu hoặc hấp (50g), 1 bát nhỏ cơm nát.
- Bữa phụ tối (21 giờ): 225ml sữa (mẹ nên pha sữa ấm giúp bé ngủ ngon hơn).
Các mẹ có thể điều chỉnh thực đơn theo thời gian biểu sinh hoạt của bé sao cho phù hợp nhé. Đặc biệt, các mẹ cần cho con bổ sung đầy đủ nước và chất xơ để kích thích nhuận tràng, giúp con dễ dàng đại tiện hơn khi bị táo bón nhé.
Trên đây là những chia sẻ về cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi tại nhà mà các mẹ có thể áp dụng ngay. Tôi tin rằng với những phương pháp đơn giản mà hiệu quả này, con yêu của bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu và phát triển khỏe mạnh.
Đừng quên truy cập Nhuantrangpqa.vn thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa cho cả gia đình nhé! Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè và người thân để cùng nhau chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng hỗ trợ trị TÁO BÓN tại đây!