Nội dung chính
Bạn có biết rằng, chỉ với một loại rau mồng tơi xanh mướt, bạn có thể giải quyết tình trạng táo bón một cách tự nhiên và hiệu quả? Nghe có vẻ đơn giản nhưng đằng sau đó là những công dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết, và thực hiện đúng. Cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp tự nhiên “trị táo bón bằng rau mùng tơi” an toàn, hiệu quả.

Giới thiệu về rau mùng tơi
Trước khi tìm hiểu về cách áp dụng cách trị táo bón bằng rau mồng tơi thì các mẹ cần biết và hiểu rõ về loại rau đặc biệt này.
Rau mùng tơi là gì?
- Tên gọi khác: mùng tơi, tầm tơi, lạc quỳ, chung quỳ, đằng thái
- Tên khoa học là Basella rubra, họ Mồng tơi.
Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, thường dài 1,5 – 2m, sống từ 1 – 2 năm. Hiện nay có cả giống mồng tơi thân lùn, lá to, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt. Quả mổng tơi nhỏ hình cầu hay hình trứng, thường mọc thành chùm dài chừng 5cm, màu tím đen khi chín.
Tại Việt Nam, mồng tơi mọc hoang hoặc được trồng cho leo hàng rào để lấy rau ăn. Khi ăn thường sẽ ăn phần đọt và phần lá.
Thành phần dinh dưỡng trong rau mùng tơi
Rau mồng tơi có rất nhiều vitamin A cao gấp 1,5 lần ra xoăn (kale); , vitamin C cao gấp 3 lần rau cải; vitamin B9 (acid folic); Calci; Magie, Sắt và chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan…

Tác dụng của rau mùng tơi đối với táo bón
Rau mồng tơi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cực kỳ có lợi cho hệ thống tiêu hóa.
Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, quy vào các kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, thán nhiệt, giải độc rất tốt cho những người bị táo bón, đại tiện khó khăn, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ có thai bị táo bón.
Đặc biệt nhất chính là lượng chất nhầy pectin dồi dào có trong rau mồng tơi được coi là “chất dẫn” giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên khi ăn nhiều rau mồng tơi sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru nhờ quá trình nhuận tràng, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt.
Cùng với đó chất xơ và magie trong rau mồng tơi có tác dụng kích thích nhu động ruột. Hơn nữa hàm lượng chất xơ hòa tan này có thể hút nước, làm cho phân mềm hơn, giúp việc đào thải diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
Đối với trường hợp táo bón lâu ngày, phân khô cứng, bụng sôi quặn đau vùng bụng dưới, khó đại tiện ăn rau mồng tơi còn giúp thuyên giảm triệu chứng đáng kể. Vì thế trong dân gian, rau mùng tơi được xếp vào những cây thuốc nam trị táo bón phổ biến nhất.
Phương pháp hỗ trợ trị táo bón bón bằng rau mùng tơi
Rau mồng tơi có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để cải thiện tình hình táo bón. Bao gồm các cách sau:
Mẹo dùng đọt mồng tơi trị táo bón cho trẻ
Mẹo sử dụng đọt mồng tơi để trị táo bón cho trẻ là một phương pháp dân gian được nhiều mẹ tin dùng. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn chọn một cọng mồng tơi non, xanh mướt, rửa sạch và nhẹ nhàng bóc lớp vỏ ngoài để lộ lớp nhầy bên trong. Sau đó, bạn đưa cọng mồng tơi này vào hậu môn của bé và ngoáy nhẹ nhàng từ 4-5 lần. Tùy thuộc vào mức độ táo bón của trẻ, bạn có thể điều chỉnh tần suất và số lần thực hiện phù hợp.
Phương pháp này tận dụng lớp nhầy tự nhiên của mồng tơi để tạo độ trơn, giúp kích thích co thắt hậu môn, từ đó bé dễ dàng đi đại tiện hơn. Nếu bé chỉ bị táo bón nhẹ, sau khoảng 24 giờ áp dụng mẹo này, bé có thể đi ngoài bình thường trở lại.
Các món ăn hỗ trợ trị táo bón bằng rau mùng tơi
Ăn các món ăn chế biến từ rau mồng tơi cũng là cách hỗ trợ điều trị táo bón một cách hiệu quả. Bạn có thể nấu trực tiếp và chế biến thành các món ăn tốt cho đường tiêu hóa như:
- Nấu canh rau mồng tơi: đây là món ăn quen thuộc giải nhiệt ngày hè cực tốt cho đường tiêu hóa. Bạn có thể dùng khoảng 30g thịt cua, 50g mồng tơi, 1 thìa cafe dầu ăn, 200ml nước để nấu thành canh cua mồng tơi rất tốt cho sức khỏe.

- Cháo cua mồng tơi: món ăn này phù hợp với các bé nhỏ. Chỉ cần sử dụng nguyên liệu gồm 5 – 7 lá mồng tơi non, 1 ít gạo cùng 200g cua đồng xay sẵn. Bạn có thể lọc cua qua rây mắt nhỏ, chỉ lấy phần nước sau đó đun sôi nước cua và cho cháo khuấy nhẹ, cuối cùng cho mồng tơi vào nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Cháo tôm với rau mồng tơi: thay vì dùng cua thì bạn có thể dùng tôm nấu cùng mồng tơi. Bạn cũng chỉ cần sử dụng vài lá mồng tơi và 2 – 3 con tôm cùng một ít gạo để nấu cháo. Tôm bạn chỉ cần băm nhỏ rồi ướp cùng với một ít hành, nước mắm. Sau khi ninh cháo nhừ thì cho tôm vào khuấy đều, khi cháo sôi bạn cho mồng tơi vào, đảo đều lên và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Lượng rau mồng tơi bao nhiêu tốt cho hệ tiêu hóa?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, lượng rau mồng tơi mỗi người nên ăn khoảng 200-300g mỗi ngày, tương đương với 2-3 bát canh.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi:
- Giai đoạn ăn dặm: Nên cho trẻ ăn rau mồng tơi xay nhuyễn, bắt đầu với lượng nhỏ khoảng 1-2 muỗng cà phê mỗi lần ăn, 2-3 lần mỗi tuần. Sau đó, có thể tăng dần lượng rau lên theo khả năng ăn của trẻ.
- Giai đoạn ăn cháo: Nên cho trẻ ăn rau mồng tơi băm nhỏ hoặc thái sợi, khoảng 1/2 bát nhỏ mỗi bữa, 3-4 bữa mỗi tuần.
Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
- Nên cho trẻ ăn rau mồng tơi nấu chín mềm, thái nhỏ hoặc xay nhuyễn, khoảng 1 bát nhỏ mỗi bữa, 4-5 bữa mỗi tuần.
Kinh nghiệm thực tế và lời khuyên từ bác sĩ
Câu chuyện thành công sử dụng đọt mùng tơi trị táo bón cho con
Chị Hạnh, mẹ của bé Bông 6 tháng tuổi, đã chia sẻ với chúng tôi về hành trình giúp con vượt qua tình trạng táo bón bằng mẹo dân gian từ rau mồng tơi:
Gần đây, bé Bông bị táo bón liên tục, thường xuyên quấy khóc dữ dội, khuôn mặt nhăn nhó, bụng chướng đau. Mẹ Bông đã thử nhiều cách như massage bụng, cho bé uống nước hoa quả, và đổi sữa, nhưng tình hình không mấy cải thiện.
Nhớ lại mẹo dân gian từ bà nội, chị Hạnh quyết định thử dùng rau mồng tơi để giúp con đi ngoài. Chị chọn một cọng mồng tơi non, xanh mướt, rửa sạch cẩn thận, bóc lớp vỏ bên ngoài để lấy phần nhầy. Thoa một chút vaseline lên đầu cọng mồng tơi để tạo độ trơn, rồi nhẹ nhàng đưa vào hậu môn của bé, xoay đều 4-5 lần kết hợp với xoa bụng. Kết quả là bé Bông đã đi ngoài được ngay sau 20 phút thực hiện.
Tuy nhiên chị Hạnh cũng lo lắng không biết chị áp dụng như thế có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như đường ruột của con không? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ ngay sau đây.
Lời khuyên của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng
Với kinh nghiệm trên 30 năm điều trị bệnh liên quan đến đường ruột, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng có đưa ra lời cảnh báo về mẹo dân gian dùng đột mùng tơi trị táo bón.
Việc tự ý áp dụng mẹo này tại nhà, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương niêm mạc hậu môn, chảy máu, rách hậu môn, nhiễm trùng nếu không được thực hiện đúng cách. Thậm chí, với trẻ từ 5 tuổi trở lên và người lớn, mẹo dân gian này khó mang lại hiệu quả như mong muốn, và chưa được chứng minh về mặt khoa học và hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp.
Thay vào đó, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng khuyên các bậc phụ huynh nên tìm đến các giải pháp an toàn và hiệu quả hơn như sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón có thành phần từ thảo dược tự nhiên để kích thích nhuận tràng, giúp làm mềm phân cứng đầu, dễ dàng đại tiện.
Các bạn có thể tham khảo sử dụng dòng sản phẩm Cốm Nhuận Tràng PQA của Công ty Dược phẩm PQA- có hơn 10 năm thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược quý cực tốt cho hệ tiêu hóa như: Cao huyền sâm, cao mạch môn, cao sinh địa, cao thảo quyết minh, cao hoài sơ, cao sơn thù, cao bạch linh, cao mẫu đơn bì,…
Sản phẩm giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả chỉ sau vài ngày sử dụng. Kiên trì sử dụng đúng và đủ liệu trình sẽ ngăn được tình trạng táo bón quay trở lại. PQA nhuận tràng được chứng minh an toàn cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên, Cha mẹ hoàn toàn yên tâm cho con sử dụng trong thời gian dài liên tục từ 2-3 tháng để con thoát khỏi táo bón, và giúp phòng ngừa táo bón tái phát.

Để được tư vấn kỹ hơn về liệu trình sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh đang gặp, vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0383.371.187 để nhận hỗ trợ.
Các phương pháp hỗ trợ trị táo bón an toàn khác tại nhà
Ngoài việc ăn rau mồng tơi để cải thiện tình trạng táo bón thì người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thực phẩm khác tốt cho hệ tiêu hóa như:
- Sữa chua: chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngũ cốc nguyên hạt: chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
- Chuối là nguồn cung cấp kali và chất xơ dồi dào, giúp điều hòa nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
- Táo chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe đường ruột.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị táo bón của người bệnh:
- Uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể vận chuyển chất thải và làm mềm phân. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đang bị táo bón.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Hạn chế đồ uống có cồn và caffeine: Đồ uống có cồn và caffeine có thể gây mất nước và làm nặng thêm tình trạng táo bón.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường nhu động ruột và thúc đẩy tiêu hóa. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Tạo thói quen đi đại tiện: Nên dành thời gian để đi đại tiện mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng táo bón. Nên tập yoga, thiền hoặc các bài tập thư giãn để giảm căng thẳng.
Tóm lại, rau mồng tơi là một thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đường ruột, đặc biệt công dụng trị táo bón bằng rau mùng tơi. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả, người bệnh cần có một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với việc tăng cường vận động và sử dụng các sản phẩm nhuận tràng từ thiên nhiên như PQA Nhuận Tràng. Để có thêm những kiến thức hay giai đáp thắc mắc liên quan đến tình trạng táo bón, bạn đừng ngại đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí tại đây để được tư vấn nhanh nhất.
Đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí 24/7
Câu hỏi liên quan đến mẹo trị táo bón bằng rau mùng tơi
1. Ai có thể sử dụng rau mùng tơi để cải thiện táo bón?
- Trẻ nhỏ: Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng rau mồng tơi cho trẻ một cách hợp lý và phù hợp với độ tuổi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho trẻ ăn rau mồng tơi.
- Người lớn: Rau mồng tơi cũng có hiệu quả tương tự đối với người lớn bị táo bón.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: ăn rau mồng có thể giúp các mẹ cải thiện tình trạng táo bón mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa của người cao tuổi thường yếu hơn, dễ bị táo bón. Rau mồng tơi có thể giúp bổ sung chất xơ và hỗ trợ tiêu hóa cho người cao tuổi.
2. Rau mùng tơi có tác dụng phụ gì không?
Rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp hàng lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng khi sử dụng không đúng cách có thể gây một số tác hại như:
- Gây cản trở khả năng hấp thu sắt và canxi của cơ thể do chứa nhiều axit oxalic
- Rau mồng tơi làm tăng axit uric trong máu do trong thành phần chứa nhiều nhân purin, tăng nguy cơ tạo sỏi thận và bệnh gút.
- Dễ gây tích tụ mảng bám trên răng
- Ăn nhiều rau mồng tơi sẽ khiến dạ dày khó chịu do nhiều chất xơ lớn
- Gây lạnh bụng, tiêu chảy cho những người bụng yếu.
Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng hỗ trợ trị TÁO BÓN tại đây!