Nội dung chính
- Top 20 cây thuốc nam trị táo bón
- 1. Đại (vỏ)
- 2. Sử dụng cây é chữa táo bón
- 3. Vọng giang nam (hạt)
- 4. Cây Diệp hạ châu (Cây chó đẻ)
- 5. Chữa táo bón từ hạt thì là
- 6. Lá mơ lông
- 7. Lá dâu tằm
- 8. Lá hẹ chữa táo bón
- 9. Bài thuốc chữa táo bón từ rau rút
- 10. Rau sam (mã xỉ diện)
- 11. Chữa táo bón bằng cây Rau dền
- 12. Cây Thảo quyết minh
- 13. Chữa táo bón bằng quả sung
- 14. Dùng bồ kết chữa táo bón kinh niên
- 15. Trị táo bón kinh niên từ lá keo nhọn
- 16. Đại hoàng
- 17. Cách chữa táo bón bằng hoa kim ngân
- 18. Cây chút chít
- 19. Cây sương sâm lông
- 20. Cây thài lài tía
- Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nam trị táo bón
- Nhuận tràng PQA- Giải pháp tự nhiên, tạm biệt táo bón
- Câu hỏi liên quan đến sử dụng cây thuốc nam trị táo bón
Táo bón không chỉ gây ra những cơn đau bụng khó chịu, lỗi ám ảnh mỗi khi ngồi đại tiện. Việc lạm dụng thuốc xổ, thuốc thụt thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bạn đang tìm kiếm một giải pháp an toàn, hiệu quả hơn? Cây thuốc nam trị táo bón chính là câu trả lời. Với khả năng nhuận tràng tự nhiên, các loại lá cây dễ tìm không những giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón và còn an toàn khi sử dụng lâu dài. Đừng để táo bón làm phiền bạn thêm nữa, hãy cùng Dược phẩm PQA khám phá ngay những loại cây “diệu kỳ” này.
Top 20 cây thuốc nam trị táo bón
Các cây thuốc nam trị táo bón đều là những loại cây, lá cây dễ tìm thấy và chứa các dược chất tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích nhuận tràng. Theo thạc sĩ, bác sĩ nguyễn Thị Hằng nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh, trưởng khoa tiêu hóa bv Tuệ Tĩnh có chỉ ra 20 loại cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ trị táo bón hiệu quả sau đây:
1. Đại (vỏ)
Trang 117 sách Dược liệu có chỉ ra Đại (Vỏ) còn được gọi là Kê đản hoa đây là phần vỏ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đại. Vỏ đại chứa hàm lượng các chất hỗ trợ nhuận tràng hiệu quả.
Công dụng: có tác dụng tẩy, lợi tiểu và sát trùng, dùng chữa các chứng bệnh táo bón lâu ngày, thủy thũng, bí tiểu tiện.
Cách dùng: Dùng 4 – 8g vỏ đại, sao thơm, sắc với 200ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng đến khi hết táo bón thì dừng.
2. Sử dụng cây é chữa táo bón
Lá é là một phần của cây é, thuộc họ hoa môi, chi húng quế. Lá có hình trái xoan, góc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa, hai mặt có lông và thường mọc riêng lẻ đối chéo nhau.
Công dụng: nhuận tràng, giải nhiệt
Cách dùng: Ngâm 4 – 12g hạt é trong 100ml nước ấm cho tới khi thấy bên ngoài hạt có một lớp nhầy trắng bao quanh thì cho thêm đường, khuấy đều và uống. Hoặc có thể hãm nước lá é phơi khô uống trong ngày dùng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy giảm triệu chứng bệnh.
3. Vọng giang nam (hạt)
Trang 117 – 118 Sách dược liệu có viết: sử dụng hạt vọng giang nam phơi khô có tác dụng chữa táo kết hiệu quả.
Công dụng: nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Chuyên dùng để chữa các chứng bệnh: táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu
Cách dùng: ngày dùng 10 – 20g hạt Vọng giang nam sao vàng sắc uống mỗi ngày tới khi hết táo bón thì ngừng.
4. Cây Diệp hạ châu (Cây chó đẻ)
Cây Diệp hạ châu còn được biết tới là cây chó đẻ, đây là loại thảo dược quý dùng trong điều trị viêm gan nhưng cũng rất hiệu quả trong cải thiện táo bón.
Công dụng: kích thích ăn ngon, kích thích đại tiện dùng rất tốt cho người bị táo bón, kiết lị.
Cách dùng: có thể dùng các túi trà nhúng hoặc sử dụng 1 nhúm lá diệp hạ châu khô cho vào nước sôi, uống thay nước trong ngày là có kết quả rất tốt.
Lưu ý: Cây chó đẻ có tác dụng phụ gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch nên người bệnh chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
5. Chữa táo bón từ hạt thì là
Hạt thì là được sử dụng như một loại gia vị có vị cay nồng và đắng. Đây là loại hạt chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin B12 và các khoáng chất như canxi, kali, chất xơ
Công dụng: lợi tiểu, cung cấp năng lượng cho chuyển động nhu động ruột giúp thức ăn được tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tình trạng đầy hơi, khó tiêu, kích thích đại tiện dễ dàng hơn.
Cách dùng: sử dụng ½ muỗng cafe hạt thì là pha với nước ấm uống mỗi ngày tới khi đi đại tiện được thì dừng.
6. Lá mơ lông
Lá mơ lông còn được gọi là lá mơ tam thể, lá thúi địch, thuộc họ Cà phê. Lá mơ lông là cây dây leo, dễ mọc hoang và cũng rất dễ trồng bởi khả năng thích nghi cao. trong lá mơ có chứa tinh dầu sulfur dimethyl disulphide – hoạt chất hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh và kháng viêm. Nên lá mơ lông có tác dụng mạnh mẽ đối với ký sinh trùng đường ruột.
Công dụng: có tính mát, giúp giải nhiệt, nhuận tràng được ứng dụng trong điều trị táo bón.
Cách dùng: lá mơ rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút. Sau đó vớt ra, vắt nước, thái nhỏ. Tiếp đó trộn chung lá mơ với 2 quả trứng gà ta, chiên chín vàng 2 mặt và ăn liên tục từ 1 – 2 tuần, mỗi tuần 3 lần bạn sẽ thấy được triệu chứng táo bón cải thiện rõ rệt.
7. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Chúng chứa nhiều hợp chất thực vật như chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm, canxi, sắt, phốt pho, magiê,…
Công dụng: tăng cường tiêu hóa, kích thích nhuận tràng
Cách dùng: dùng 50g lá dâu tằm đun với với 2 lít nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút sau đó để nguội và uống thay nước hàng ngày tới khi hết táo bón thì dừng.
8. Lá hẹ chữa táo bón
Lá hẹ có rất nhiều công dụng trong chữa trị và giảm tình trạng táo bón. Bởi lá hẹ chứa rất nhiều chất xơ, các vitamin cùng khoáng chất giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích ruột. Đặc biệt trong lá hẹ còn có các chất chống viêm có thể làm dịu các tổn thương trong đường tiêu hóa
Công dụng: tăng cường nhu động ruột, giảm tổn thương đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột.
Cách dùng: dùng nước ép lá hẹ uống mỗi ngày 2 -3 lần mỗi lần từ 1 – 2 thìa nhỏ. Hoặc có thể chế biến các món ăn từ lá hẹ ăn (canh hẹ, hẹ xào tỏi, salad hẹ, hẹ nấu cháo, hẹ xào trứng,…) ăn tới khi hết táo bón thì ngừng.
9. Bài thuốc chữa táo bón từ rau rút
Rau nhút hay còn được gọi là rau rút. Đây là loại rau có rễ nằm sâu dưới nước và rau mọc bò trên mặt nước, rau được trồng hoặc mọc tự nhiên ở ao hồ. Rau có mùi thơm, thân rau có hình dáng như những chiếc lá kép nhỏ hình lông chim. Loại rau này không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng: điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa, cải thiện chứng mất ngủ, tăng cường huyết mạch,…
Cách dùng: sử dụng 400ml rau nhút sao khô đun với 200ml nước sắc thay nước uống trong ngày. Bạn có thể ăn thêm rau nhút sống trong bữa ăn để bệnh nhanh thuyên giảm.
10. Rau sam (mã xỉ diện)
Rau sam là loại rau quen thuộc của người Việt có tên gọi khác là trường thọ thái, mã xỉ hiện hay mã xỉ thái. Hầu hết các bộ phận của cây rau sam đều được dùng làm thuốc trừ phần rễ.
Công dụng: rau sam có khả năng cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
Cách dùng: các bạn có thể nấu canh rau sam hoặc rau sam luộc ăn trong ngày tới khi hết táo bón là thì ngừng.
Lưu ý: Chỉ nên dùng 50 – 100gr rau sam 1 ngày để đảo bảo an toàn sức khỏe.
11. Chữa táo bón bằng cây Rau dền
Rau dền thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mọi người. Đây là loại cây thân thảo, rễ khỏe ăn sâu vào trong đất giúp cây có khả năng chống chịu tốt khi bị khô hạn hoặc sống trong môi trường thiếu nước. Lá rau dền gai có màu xanh pha chút đỏ tía ở mép ngoài. Đây là loại cây có nhiều giá trị cho sức khỏe, đặc biệt thường được ứng dụng trong việc hỗ trợ trị táo kết.
Công dụng: rau dền chứa nhiều vitamin C, vitamin B2, giàu chất xơ, axit amin và hàm lượng canxi lớn nên
Cách dùng: có thể luộc hoặc nấu canh ăn mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể tình trạng táo bón đang gặp.
12. Cây Thảo quyết minh
Trang 110 sách Dược liệu có chỉ ra rằng cây thảo quyết minh có tên gọi khác là cây muồng ngủ, cây đậu ma, quyết minh tử. Cây thảo quyết minh thuộc cây thân thảo thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường vùng trung du và miền núi khắp nước ta. Bộ phần dùng làm thuốc của thảo quyết minh chính là phần hạt. Trong hạt thảo quyết minh có chứa antraglycosid, albumin, lipit, chất nhày, tanin.
Công dụng: nhuận tràng, mát gan, lợi mật, lợi tiểu, thanh nhiệt, sáng mắt,… Nhờ những công dụng tuyệt vời này, thảo quyết minh từ lâu đã trở thành một vị thuốc quý, và đặc biệt được sử dụng trong bài thuốc đông y trị táo bón hiệu quả.
Cách dùng: uống 5 – 10g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng sống hoặc sao.
Lưu ý: Người bị đi lỏng không dùng
13. Chữa táo bón bằng quả sung
Sung còn có tên gọi khác là thiên sinh tử, văn tiên quả hay mật quả,…Nó có vị bùi, chát xuất hiện quen thuộc trong mâm cơm Việt. Nhiều người nghĩ ăn sung dễ bị táo bón nhưng thật ra sung lại là một trong những thực phẩm trị táo bón cực hiệu quả. Bởi trong thành phần của quả sung có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm glucose, saccarose,…
Công dụng: nhuận tràng, kiện tỳ ích vị, thông tiện và giải độc.
Cách dùng: các bạn có thể ăn khoảng 9 – 10 quả sung khô hoặc 4 – 6 quả tươi mỗi ngày, trong vòng 1 tuần sẽ cải thiện các triệu chứng táo bón, dễ đi đại tiện.
14. Dùng bồ kết chữa táo bón kinh niên
Quả bồ kết là mẹo chữa táo bón kinh niên được rất nhiều người áp dụng và hiệu quả. Vì trong quả bồ kết rất giàu chất saponin có tác dụng chống táo bón, hiệu quả cho trường hợp bị táo bón mãn tính kinh niên.
Công dụng: chống táo bón nhờ chất saponin
Cách dùng: sử dụng quả bồ kết đem phơi khô và sao đen. Sau đó tán bồ kết thành bột mịn cất vào hũ dùng dần. Mỗi lần sử dụng chỉ cần dùng 2g bột thuốc pha chung với nước cơm uống 1 lần/ngày.
15. Trị táo bón kinh niên từ lá keo nhọn
Lá keo nhọn trong lý luận đông y có tác dụng “xổ”. Còn trong y học hiện đại, lá keo nhọn có chứa thành phần anthranoid có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng tiết nước vào lòng ruột từ đó kích thích nhuận tràng, đại tiện đẩy phân ra ngoài.
Công dụng: nhuận tràng, tác dụng xổ trong điều trị táo bón
Cách dùng: Chuẩn bị 3 – 4 lá keo nhọn + 1 thìa hạt thì là + vài lát gừng tươi. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu với 1 ly nước, đun sôi trong 5 phút. Uống nước này vào mỗi buổi tối cho đến khi đi ngoài bình thường là ngưng dùng ngay.
Lưu ý: Nếu sử dụng liều trên mức trung bình hay mức liều cao, có thể gây ra tác dụng xố, thậm chí là tiêu chảy, đau bụng quặn, đau bụng kéo dài, mất nước – gây hại cho người bệnh.
16. Đại hoàng
Trang 112 sách Dược liệu, dược liệu Đại hoàng là thân rễ đã cạo vỏ hoặc phơi hay sấy khô của cây Đại hoàng. Nên chúng có kích thước và hình dáng đa dạng, từ hình đĩa, hình trụ tới hình oval, đường kính tới 10cm. Thân rễ Đại hoàng có 2 loại hoạt chất chính là tanin và anthraglycosid trong đó chủ yếu là emodin, rhein,…
Công dụng: kích thích nhu động ruột, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn
Cách dùng: Đại hoàng 9g, Đào nhân 9, Hạt bí đao 9g, Mang tiêu 9g, Mẫu đơn bì 12g đun sắc uống mỗi ngày tới khi hết táo bón thì ngừng.
17. Cách chữa táo bón bằng hoa kim ngân
Hoa kim ngân được mệnh danh là tiên dược với nhiều tác dụng chữa bệnh, nổi bật nhất là cầm đi lỵ, đại tiện ra máu, táo bón,…
Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa
Cách dùng: dùng 30g hoa kim ngân, 20ml mật ong, 30g hạt bí đao đun với 250ml nước, đun sôi lăn tăn tới khi còn 150ml nước thì cho mật ong vào khuấy đều. Uống 3 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục 7 đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm táo bón.
18. Cây chút chít
Trang 115 sách Dược liệu có chỉ ra rằng Cây chút chít hay còn gọi là lưỡi bò, Phắc cát lang, thổ đại hoàng,…Cây chút chít thuộc cây thảo sống lâu năm, thân mềm có khía rãnh dọc. Bộ phận được dùng chính để điều trị là rễ củ.
Công dụng: nhuận tràng, tẩy, thanh nhiệt, sát khuẩn dùng rất tốt trong chữa táo bón
Cách dùng: dùng 4 – 6g/ngày, dạng thuốc sắc uống thay nước. Sử dụng tới khi hết táo bón thì dừng.
19. Cây sương sâm lông
Cây sương sâm lông là thảo dược thân leo có nguồn gốc từ Đông Nam Á được sử dụng rộng rãi. Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá sương sâm lông chứa nhiều vitamin A, khoáng chất như canxi, sắt,…Còn trong Đông y, lá sương sâm lông có vị đắng, tính mát.
Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng, chữa táo bón
Cách dùng: ăn 1 – 2 ly thạch sương sâm (ly đầy) sẽ giúp bạn nhuận tràng, giảm táo bón.
20. Cây thài lài tía
Thài lài tía là cây thân cỏ mọc bò, toàn thân và lá đều có màu đỏ tía. Phần lá cây mọc so le có bẹ, phiến lá hình bầu dục, chóp nhọn, mặt trên có màu lục,…
Công dụng: Theo Đông y, thài lài tía có vị ngọt, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chữa kiết lị, giải độc,…
Cách dùng: Thài lài tía 30g, Lá non khoai lang 25g. Hai thứ này rửa sạch cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, sau ăn cả nước lẫn cái. Ngày ăn 1 lần vào buổi sáng.
Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nam trị táo bón
Khi sử dụng cây thuốc nam trị táo bón muốn đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý các điểm sau:
- Lựa chọn những loại cây có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không bị hư hỏng, nấm mốc
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trước khi đun sắc để đảm bảo sự an toàn
- Có thể dùng nguyên liệu tươi hoặc khô để sắc uống, nấu canh, hãm trà và tán bột
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
- Uống thật nhiều nước khi bị táo bón để tăng nhu động ruột, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, vận động điều độ để cải thiện nhanh vấn đề táo bón đang gặp.
Bạn đã thử nhiều cách để cải thiện tình trạng táo bón nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả? Đừng lo lắng! PQA Nhuận Tràng, sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, có thể là giải pháp bạn đang tìm kiếm.
Nhuận tràng PQA- Giải pháp tự nhiên, tạm biệt táo bón
Đây là dòng sản phẩm chuyên biệt thuộc Công ty Dược phẩm PQA nghiên cứu và sản xuất, Nhuận tràng PQA sở hữu bảng thành phần từ 8 loại dược thảo chuyên hỗ trợ điều trị táo bón như:
- Huyền Sâm: có công dụng lương huyết, nhuận táo, hoạt huyết chữa táo bón cực kỳ hiệu quả.
- Mạch Môn: tác dụng thanh nhiệt cơ thể, nhuận tràng, giảm táo bón.
- Thảo Quyết Minh: có tác dụng chữa đại tiện táo bón không tiêu, tích trệ đầy bụng.
- Sinh Địa: tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, bổ âm, tăng cường tân dịch cho cơ thể, loại bỏ nóng trong cho người nóng trong.
- Bạch Linh: Bổ tỳ vị, chữa bụng đầy, chướng.
- Hoài Sơn: Dùng cho người tỳ vị suy nhược, nóng sốt khát nước, ăn khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ lâu ngày
- Trạch Tả: Thẩm thấp, thông lâm, lợi tiểu, cầm ỉa chảy, giúp tiêu hóa, thanh nhiệt.
- Mẫu đơn bì: Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết khứ ứ
Tất cả các thảo dược này được phối kết hợp với nhau theo định lượng hoàn hảo để giúp người bệnh tăng nhu động ruột, nhuận tràng tự nhiên, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đi ngoài được ngay trong tuần đầu sử dụng mà không gây đau bụng như khi sử dụng các sản phẩm nhuận tràng khác. Bạn còn đang nghi ngờ về PQA nhuận tràng có tốt không? hãy tìm hiểu xem người dùng đánh giá gì về tính hiệu quả trong việc hỗ tợ trị táo bón.
Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng là an toàn và hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, PQA Nhuận Tràng phù hợp với cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Đối với người bị táo bón mãn tính, nên kiên trì sử dụng trong vòng 2-3 tháng để cải thiện tiêu hóa, chức năng gan thận, ngăn ngừa táo bón tái phát. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0383.371.187, hoặc đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí tại đây:
Đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí 24/7
Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại cây thuốc nam trị táo bón an toàn tại nhà. Hãy nhớ rằng, việc kiên trì sử dụng, và cách dùng đúng với chỉ dẫn và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Câu hỏi liên quan đến sử dụng cây thuốc nam trị táo bón
1. Có tác dụng phụ nào khi sử dụng cây thuốc nam không?
Cây thuốc nam, nếu sử dụng đúng cách và liều lượng, thường rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, như mọi loại thuốc khác, cây thuốc nam cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách hoặc cơ địa người bệnh có sự khác biệt.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải:
- Tiêu chảy: Một số loại thảo dược có tính nhuận tràng mạnh, nếu dùng quá liều có thể gây tiêu chảy.
- Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với một số thành phần trong cây thuốc, gây ngứa, nổi mẩn, khó thở.
- Tương tác thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc tây y, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
- Rối loạn tiêu hóa: Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi khi mới bắt đầu sử dụng thuốc nam.
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ, bạn nên:
- Chọn đúng loại cây thuốc: Nên lựa chọn các loại cây thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của mình.
- Sử dụng đúng liều lượng: Tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc hoặc nhà sản xuất.
- Sử dụng đúng cách: Nên sử dụng theo đúng hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc đông y.
- Kiểm tra nguồn gốc: Chỉ sử dụng các loại cây thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
2. Cây thuốc nam trị táo bón trong bao lâu thấy hiệu quả?
Thời gian để thấy được hiệu quả cai thiện táo bón có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
- Loại bệnh: Táo bón cấp tính thường cải thiện nhanh hơn so với táo bón mãn tính.
- Tình trạng bệnh: Tình trạng táo bón nặng sẽ cần thời gian điều trị lâu hơn.
- Cơ địa của mỗi người: Mỗi người có một cơ địa khác nhau nên thời gian đáp ứng với thuốc cũng khác nhau.
- Loại cây thuốc: Mỗi loại cây thuốc có tốc độ phát huy tác dụng khác nhau.
Thông thường, để thấy được hiệu quả rõ rệt của cây thuốc nam, bạn cần sử dụng trong một thời gian nhất định, có thể có thể từ vài ngày đến vài tuần.
3. Cần kết hợp chế độ ăn uống như thế nào để tăng hiệu quả trị táo bón?
Để tăng hiệu quả giảm táo bón, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý:
- Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân và dễ dàng đào thải.
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn: Giảm thiểu việc ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, đồ ngọt.
- Uống sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa.
Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng hỗ trợ trị TÁO BÓN tại đây!